“Nói không với thực phẩm bẩn” là thông điệp truyền thông được chuyển tải nhiều nhất tới người tiêu dùng trong Tháng Hành động vì chất lượng ATVSTP năm nay. Thời gian qua, mặc dù ý thức của người tiêu dùng cũng như người sản xuất, chế biến, sản xuất kinh doanh dần được nâng lên song công tác bảo đảm ATVSTP vẫn hết sức gian nan và nhiều thách thức, đòi hỏi sự chung tay của toàn hệ thống chính trị và xã hội.
Khu vực bán hàng không tách biệt sống-chín ở chợ Đọ Xá (thành phố Bắc Ninh).
Hiện nay hầu hết các gia đình có thói quen và chỉ đủ điều kiện sử dụng thực phẩm rau, thịt tại các chợ truyền thống trong khi điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, nguồn nước sạch, mặt bằng bán hàng nhìn chung ở hầu hết các chợ này chưa đạt điều kiện bảo đảm ATVSTP. Bất cứ một bà nội trợ “chuyên nghiệp” nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh mất vệ sinh tại các chợ, đặc biệt là khu vực bày bán thủy sản (tôm, cá…) và giết mổ gia cầm. Vì sự tiện lợi của việc sơ chế sẵn tại chợ nên nhiều người tặc lưỡi chấp nhận tôm cá, gia cầm được mổ ngay trên mặt sàn bê tông. Khi được hỏi về nguy cơ có thể lây nhiễm bệnh từ gia cầm trong khi giết mổ và việc khám sức khỏe định kỳ, một người chuyên giết mổ gia cầm thuê tại khu vực chợ Đọ Xá (phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh) cho biết: Cả nhà tôi khỏe mạnh bình thường thì làm sao phải đi khám sức khỏe? Gà, vịt mà có mắc bệnh nhìn là biết ngay, không thể lây được!
Trực tiếp kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thịt trâu, thịt bò tươi sống tại chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ), đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh tại đây cũng chưa bảo đảm VSATTP: Hệ thống phòng chống côn trùng không đầy đủ và hiệu quả, hệ thống cống rãnh chưa hợp vệ sinh, thực phẩm tiêu hủy, thực phẩm sống còn để lẫn với thực phẩm chín…
Ông Trần Danh Phượng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: Thẳng thắn mà nói, không thể quản lý, kiểm soát được các sản phẩm thịt và rau củ quả tại các chợ đầu mối. Quá trình kiểm tra thực tế cho thấy giấy phép kinh doanh hộ có, hộ không, các hàng rau nhỏ lẻ chủ yếu là tự cung tự cấp, việc giết mổ gia cầm bừa bãi, chế biến ngay trên sàn… rất mất vệ sinh.
Trên thực tế, lỗi vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở trang thiết bị nhà xưởng, dụng cụ chế biến, kiến thức và thực hành con người…) là phổ biến và hầu như cơ sở nào khi được kiểm tra cũng mắc phải. Lĩnh vực ATVSTP hiện được phân công rõ ràng cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm, song đôi khi việc quản lý vừa chồng chéo vừa bỏ ngỏ nên cũng có một số lỗi thuộc về chính các cơ quan quản lý nhà nước vì chủ cơ sở không được hướng dẫn đầy đủ, thậm chí không biết đăng ký tập huấn kiến thức ở đâu, cần phải những thủ tục gì cho đầy đủ và đến cơ quan nào?...
Khó xử phạt lỗi vi phạm
Thanh kiểm tra là hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động vì chất lượng ATTP. Ngoài việc tăng cường thanh kiểm tra tại các chợ đầu mối, hoạt động này cũng được tiến hành đột xuất với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Ngay cả ở những hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP đối với cơ sở cũng vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình thực hành.
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch từ gia cầm trong khi giết mổ và việc khám sức khỏe định kỳ, một người chuyên giết mổ gia cầm thuê tại khu vực chợ Đọ Xá (phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh) cho biết: Cả nhà tôi khỏe mạnh bình thường thì làm sao phải đi khám sức khỏe? Gà, vịt mà có mắc bệnh nhìn là biết ngay, không thể lây được!
Trực tiếp kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh thịt trâu, thịt bò tươi sống tại chợ Trung tâm thị trấn Phố Mới (Quế Võ), đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh nhận thấy điều kiện cơ sở vật chất kinh doanh tại đây cũng chưa bảo đảm VSATTP: Hệ thống phòng chống côn trùng không đầy đủ và hiệu quả, hệ thống cống rãnh chưa hợp vệ sinh, thực phẩm tiêu hủy, thực phẩm sống còn để lẫn với thực phẩm chín…
Ông Trần Danh Phượng, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP tỉnh cho biết: Thẳng thắn mà nói, không thể quản lý, kiểm soát được các sản phẩm thịt và rau củ quả tại các chợ đầu mối. Quá trình kiểm tra thực tế cho thấy giấy phép kinh doanh hộ có, hộ không, các hàng rau nhỏ lẻ chủ yếu là tự cung tự cấp, việc giết mổ gia cầm bừa bãi, chế biến ngay trên sàn… rất mất vệ sinh.
Trên thực tế, lỗi vi phạm về điều kiện vệ sinh cơ sở trang thiết bị nhà xưởng, dụng cụ chế biến, kiến thức và thực hành con người…) là phổ biến và hầu như cơ sở nào khi được kiểm tra cũng mắc phải. Lĩnh vực ATVSTP hiện được phân công rõ ràng cho 3 ngành: Y tế, Công thương và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm, song đôi khi việc quản lý vừa chồng chéo vừa bỏ ngỏ nên cũng có một số lỗi thuộc về chính các cơ quan quản lý nhà nước vì chủ cơ sở không được hướng dẫn đầy đủ, thậm chí không biết đăng ký tập huấn kiến thức ở đâu, cần phải những thủ tục gì cho đầy đủ và đến cơ quan nào?...
Khó xử phạt lỗi vi phạm
Thanh kiểm tra là hoạt động trọng tâm trong Tháng Hành động vì chất lượng ATTP. Ngoài việc tăng cường thanh kiểm tra tại các chợ đầu mối, hoạt động này cũng được tiến hành đột xuất với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm. Ngay cả ở những hộ kinh doanh cá thể hay doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATVSTP đối với cơ sở cũng vẫn còn nhiều tồn tại trong quá trình thực hành.
Tại thời điểm kiểm tra, Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Sao Mai (Đồng Xép, Hoàn Sơn, Tiên Du)-cơ sở chuyên cung cấp rau củ quả cho 4 công ty khác ở Hà Nội, KCN Tiên Sơn, KCN Đại Đồng-Hoàn Sơn, KCN Yên Phong đã xuất trình được các thủ tục hành chính, có hợp đồng và hóa đơn mua bán một số loại nguyên liệu như: thực phẩm đông lạnh, thịt gia súc, gia cầm… khu vực kho tách biệt, có được trang bị cơ bản đầy đủ dụng cụ, phương tiện: Tủ cấp đông, giá kệ… Tuy nhiên, với việc nuôi giữ mèo trong kho chứa đồ khô để ngăn ngừa chuột gây hại, hay việc thu mua 2-3 tạ rau mỗi ngày mà chỉ có sổ ghi chép sơ sài, chưa có hợp đồng gắn trách nhiệm cung cấp rau an toàn giữa các hộ và công ty… Đoàn kiểm tra nhắc nhở và hướng dẫn cụ thể để chủ doanh nghiệp nâng cao hơn nữa ý thức thực hành trong bảo quản thực phẩm.
Rau, thịt bày bán tại các chợ truyền thống thường được chia nhỏ về tới các bếp ăn gia đình song có thể nói thực phẩm tại các chợ truyền thống phần lớn đều không qua kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng về VSATTP. Bởi vậy người tiêu dùng rất khó xác định được đâu là thực phẩm an toàn và thường chỉ có thể lựa chọn rau, thịt theo thói quen và bằng kiến thức mình có được.
Trở lại với những trường hợp có biểu hiện vi phạm về ATVSTP tại các chợ, ông Trần Danh Phượng cho rằng: Đoàn kiểm tra liên ngành có quyền xử phạt được nhưng rất khó do họ không hợp tác, trong khi đó không có chế tài để cưỡng bức, thực thi và trước hết chỉ có thể đưa thông tin lên báo chí để người dân biết và tự tẩy chay.
Tuyên chiến với thực phẩm “bẩn”
Không ít người tiêu dùng lo ngại thực phẩm “bẩn”, thực phẩm không bảo đảm vệ sinh an toàn đe dọa sức khỏe và tính mạng người thân song để việc lựa chọn, tiêu dùng thực phẩm an toàn một cách tin cậy thì thực sự là một bài toán khó với họ khi mà nguồn cung cấp thực phẩm chưa được kiểm duyệt. Chị Nguyễn Thị Ngoan ở khu 6, phường Đại Phúc (thành phố Bắc Ninh) chia sẻ: “Các sản phẩm ở siêu thị có độ tin cậy cao hơn do có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng nhưng giá cả lại cao, không phù hợp với túi tiền của hầu hết người tiêu dùng bình dân như chúng tôi nên cứ vừa ăn và vừa... lo thôi!”.
Trong khi thói quen của hầu hết các bà nội trợ thường là mua thực phẩm chỗ quen biết, nhìn thấy tươi sống theo cảm quan thì phần lớn người bán hàng khi được hỏi đều chỉ có khái niệm về thực phẩm vệ sinh an toàn là không làm người ăn bị ngộ độc.
An toàn thực phẩm liên quan đến 5 khâu: Sản xuất nhập khẩu, vận chuyển - bảo quản, chế biến và tiêu dùng thực phẩm. Để có thực phẩm an toàn đến người tiêu dùng thì tất cả các khâu nói trên đều cần phải được người sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm thực hành bảo đảm vệ sinh. Để thắt chặt hơn nữa công tác bảo đảm ATVSTP nhằm phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và đẩy lùi thực phẩm “bẩn”, ngoài việc tăng cường hơn nữa công tác quản lý, thanh kiểm tra và giám sát tại tất cả các tuyến, cần đưa Luật ATTP thực sự đi và cuộc sống. Muốn vậy cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là chính quyền cấp xã, phường bởi đây là cơ quan quản lý gần nhất, nắm chắc nhất tình hình sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Cũng cần nâng cao hơn nữa chất lượng thanh kiểm tra và vấn đề giám sát sau thanh kiểm tra từng bước xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn, thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn. Mỗi người dân hãy là một giám sát viên, sẵn sàng tố giác những cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh không bảo đảm ATVSTP, đồng thời kiên quyết tẩy chay những sản phẩm gây hại cho sức khỏe con người.
Ý kiến ()