Nhìn lại gần 4 năm thực hiện xã hội hóa công tác y tế theo tinh thần Nghị định 43, Nghị định 93 của Chính phủ và các văn bản hiện hành về triển khai, thực hiện công tác xã hội hóa (XHH) y tế cho thấy, công tác XHH y tế đã đem lại hiệu quả không nhỏ trong việc giúp người dân được hưởng dịch vụ kỹ thuật cao, giảm chi phí, tình trạng quá tải cho tuyến trên…tiến tới công bằng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống, phát huy tính hiệu quả trong những năm tới thực sự là mối quan tâm, trăn trở của nhiều đơn vị y tế, nhất là đối với các đơn vị khám chữa bệnh.
Bắt kịp chủ trương, đáp ứng nhu cầu CSSK cho nhân dân
Nhiều người dân không khỏi ái ngại khi nhận xét về BVĐK thị xã Từ Sơn những năm 2010 trở về trước, bởi cơ sở vật chất nghèo nàn, dich vu seo vụ khám chữa bệnh không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này dẫn đến sự thật tất yếu, đó là tình trạng bệnh nhân vượt tuyến vì người dân chưa có lòng tin đối với bệnh viện.
Từ một đơn vị yếu kém, không thu hút được bệnh nhân, từ năm 2011, BVĐK thị xã Từ Sơn chú trọng đầu tư XHH máy chụp cắt lớp vi tính (CT) 2 dãy thế hệ mới và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9-2012. Sau gần 3 năm hoạt động, bệnh viện thực hiện được hàng nghìn lượt chụp, riêng trong quý I/2015 chụp được hơn 900 lượt. Đây thực sự là bước đột phá về mặt bám sát chủ trương, sự thay đổi lớn về mặt tư duy, cơ chế quản lý, đặc biệt là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ lãnh đạo bệnh viện. Và giờ đây BVĐK thị xã Từ Sơn đã lấy lại được niềm tin của nhân dân và trở thành một đơn vị tuyến huyện đi đầu trong công tác XHH.
Bà Nguyễn Thị An ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn được phát hiện có những dấu hiệu của bệnh U não. Nếu như ngày xưa thì bà sẽ phải lên bệnh viện tỉnh hoặc ra Trung ương để khám thì mới có kết quả chính xác. Nay nhờ kết quả chụp cắt lớp của bệnh viện thị xã cũng đã phát hiện chính xác. Khi biết não của bà hoàn toàn bình thường, không phát hiện khối u thì bà và gia đình rất phấn khởi, bà An chia sẻ.
Hiện nay, các bệnh lí liên quan đến ổ bụng, điển hình là đường tiêu hóa ngày càng phức tạp. Trong khi đó, phương pháp chẩn đoán cũ thường chỉ dựa vào lâm sàng, đồng thời thông qua chụp X-quang đen trắng, cho hình ảnh không chính xác tuyệt đối, sau đó điều trị bằng thuốc nên hiệu quả chưa cao. Đầu năm 2014, BVĐK Từ Sơn tiếp tục đưa dàn máy nội soi tiêu hóa trị giá hơn 500 triệu đồng vào sử dụng, phục vụ thiết thực cho chẩn đoán bệnh lí dạ dày và đại tràng, nhờ đó việc điều trị hiệu quả gấp nhiều lần, được đông đảo người dân tin tưởng, hài lòng.
Bên cạnh máy chụp cắt lớp vính, dàn máy nội soi tiêu hóa, từ năm 2012 bệnh viện trang bị hàng loạt máy móc hiện đại bậc nhất, phục vụ cho hoạt động cận lâm sàng như: máy X-quang kĩ thuật số, hệ thống khám, chữa bệnh về răng… với tổng trị giá lên tới hơn 6,5 tỷ đồng. Sự lựa chọn XHH này là đúng hướng, áp dụng linh hoạt các kĩ thuật trong chẩn đoán và điều trị. Điều đó không chỉ giành lại thương hiệu cho bệnh viện mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện đời sống cán bộ. Không dừng ở đó, tính riêng trong năm 2014, hoạt động XHH của BVĐK Từ Sơn đóng góp 134 triệu đồng tiền thuế cho Nhà nước, bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động cho bệnh viện 327 triệu đồng.
Ở BVĐK huyện Quế Võ, sau khi đưa bệnh viện mới vào sử dụng thì công tác xã hội hóa cũng được vận dụng song song. Từ tháng 6-2012, bệnh viện đầu tư hệ thống máy X-quang kỹ thuật số trị giá 1,8 tỉ đồng, tiếp đó là hệ thống máy siêu âm màu số hóa trị giá 1,1 tỉ đồng. Nhờ vậy, chỉ tính riêng năm 2014, Bệnh viện thực hiện được hơn 34.200 lượt chụp X-quang, gần 24.700 lượt siêu âm. Đây là bước đột phá, đáp ứng nhanh, kết quả chính xác, đồng thời tiết kiệm nhân lực, kinh phí gấp nhiều lần so với phương tiện, kỹ thuật xưa cũ. Bệnh nhân Lê Văn Sôi, xã Phù Lương nhận xét: Đây là lần đầu tiên tôi đến khám tại bệnh viện, tôi ngỡ ngàng về bệnh viện mới khang trang, sạch đẹp. Hơn thế, máy móc, trang thiết bị đều hiện đại, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chu đáo nên tôi cảm thấy rất yên tâm.
Xã hội hóa công tác Y tế không chỉ hiệu quả ở BVĐK Từ Sơn, BVĐK huyện Quế Võ mà còn được triển khai ở nhiều đơn vị y tế. Tháng 7-2014, BVĐK huyện Yên Phong hợp tác với Công ty TNHH Thiên Đức triển khai phòng khám răng, với tổng kinh phí khoảng 1,2 tỉ đồng, bao gồm: 4 ghế răng, 3 đèn quang trùng hợp, 3 máy lấy cao và hàng loạt các dụng cụ khác để phục vụ khám chữa bệnh về răng. Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu nhưng thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận.
Nói chung, về XHH, các đơn vị y tế vận dụng linh hoạt các hình thức. Nếu như BVĐK thị xã Từ Sơn thực hiện XHH theo hình thức sử dụng cơ sở hạ tầng của bệnh viện, còn các đối tác đặt máy móc để liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động dịch không đáp ứng được nhu cầu của người dân. Điều này dẫn đến sự thật tất yếu, đó là tình trạng bệnh nhân vượt tuyến vì người dân chưa có lòng tin đối với bệnh viện.
Từ một đơn vị yếu kém, không thu hút được bệnh nhân, từ năm 2011, BVĐK thị xã Từ Sơn chú trọng đầu tư XHH máy chụp cắt lớp vi tính (CT) 2 dãy thế hệ mới và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 9-2012. Sau gần 3 năm hoạt động, bệnh viện thực hiện được hàng nghìn lượt chụp, riêng trong quý I/2015 chụp được hơn 900 lượt. Đây thực sự là bước đột phá về mặt bám sát chủ trương, sự thay đổi lớn về mặt tư duy, cơ chế quản lý, đặc biệt là sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của đội ngũ lãnh đạo bệnh viện. Và giờ đây BVĐK thị xã Từ Sơn đã lấy lại được niềm tin của nhân dân và trở thành một đơn vị tuyến huyện đi đầu trong công tác XHH.
Bà Nguyễn Thị An ở phường Đồng Nguyên, thị xã Từ Sơn được phát hiện có những dấu hiệu của bệnh U não. Nếu như ngày xưa thì bà sẽ phải lên bệnh viện tỉnh hoặc ra Trung ương để khám thì mới có kết quả chính xác. Nay nhờ kết quả chụp cắt lớp của bệnh viện thị xã cũng đã phát hiện chính xác. Khi biết não của bà hoàn toàn bình thường, không phát hiện khối u thì bà và gia đình rất phấn khởi, bà An chia sẻ.
Hiện nay, các bệnh lí liên quan đến ổ bụng, điển hình là đường tiêu hóa ngày càng phức tạp. Trong khi đó, phương pháp chẩn đoán cũ thường chỉ dựa vào lâm sàng, đồng thời thông qua chụp X-quang đen trắng, cho hình ảnh không chính xác tuyệt đối, sau đó điều trị bằng thuốc nên hiệu quả chưa cao. Đầu năm 2014, BVĐK Từ Sơn tiếp tục đưa dàn máy nội soi tiêu hóa trị giá hơn 500 triệu đồng vào sử dụng, phục vụ thiết thực cho chẩn đoán bệnh lí dạ dày và đại tràng, nhờ đó việc điều trị hiệu quả gấp nhiều lần, được đông đảo người dân tin tưởng, hài lòng.
Bên cạnh máy chụp cắt lớp vính, dàn máy nội soi tiêu hóa, từ năm 2012 bệnh viện trang bị hàng loạt máy móc hiện đại bậc nhất, phục vụ cho hoạt động cận lâm sàng như: máy X-quang kĩ thuật số, hệ thống khám, chữa bệnh về răng… với tổng trị giá lên tới hơn 6,5 tỷ đồng. Sự lựa chọn XHH này là đúng hướng, áp dụng linh hoạt các kĩ thuật trong chẩn đoán và điều trị. Điều đó không chỉ giành lại thương hiệu cho bệnh viện mà còn góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải thiện đời sống cán bộ. Không dừng ở đó, tính riêng trong năm 2014, hoạt động XHH của BVĐK Từ Sơn đóng góp 134 triệu đồng tiền thuế cho Nhà nước, bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động cho bệnh viện 327 triệu đồng.
Ở BVĐK huyện Quế Võ, sau khi đưa bệnh viện mới vào sử dụng thì công tác xã hội hóa cũng được vận dụng song song. Từ tháng 6-2012, bệnh viện đầu tư hệ thống máy X-quang kỹ thuật số trị giá 1,8 tỉ đồng, tiếp đó là hệ thống máy siêu âm màu số hóa trị giá 1,1 tỉ đồng. Nhờ vậy, chỉ tính riêng năm 2014, Bệnh viện thực hiện được hơn 34.200 lượt chụp X-quang, gần 24.700 lượt siêu âm. Đây là bước đột phá, đáp ứng nhanh, kết quả chính xác, đồng thời tiết kiệm nhân lực, kinh phí gấp nhiều lần so với phương tiện, kỹ thuật xưa cũ. Bệnh nhân Lê Văn Sôi, xã Phù Lương nhận xét: Đây là lần đầu tiên tôi đến khám tại bệnh viện, tôi ngỡ ngàng về bệnh viện mới khang trang, sạch đẹp. Hơn thế, máy móc, trang thiết bị đều hiện đại, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, chu đáo nên tôi cảm thấy rất yên tâm.
Xã hội hóa công tác Y tế không chỉ hiệu quả ở BVĐK Từ Sơn, BVĐK huyện Quế Võ mà còn được triển khai ở nhiều đơn vị y tế. Tháng 7-2014, BVĐK huyện Yên Phong hợp tác với Công ty TNHH Thiên Đức triển khai phòng khám răng, với tổng kinh phí khoảng 1,2 tỉ đồng, bao gồm: 4 ghế răng, 3 đèn quang trùng hợp, 3 máy lấy cao và hàng loạt các dụng cụ khác để phục vụ khám chữa bệnh về răng. Mặc dù đi vào hoạt động chưa lâu nhưng thu hút đông đảo nhân dân trong huyện và các địa phương lân cận.
Nói chung, về XHH, các đơn vị y tế vận dụng linh hoạt các hình thức. Nếu như BVĐK thị xã Từ Sơn thực hiện XHH theo hình thức sử dụng cơ sở hạ tầng của bệnh viện, còn các đối tác đặt máy móc để liên doanh, liên kết tổ chức các hoạt động dịch vụ, chi phí và lợi nhuận được hạch toán riêng theo tỉ lệ góp vốn thì BVĐK huyện Quế Võ lại sử dụng hình thức huy động sự đóng góp của cán bộ, nhân viên, người lao động tại bệnh viện, thông qua tổ chức công đoàn để mua trang thiết bị hiện đại ngoài danh mục kĩ thuật trong phân tuyến để phục vụ khám chữa bệnh. Hoặc BVĐK huyện Yên Phong sử dụng hình thức đóng góp cổ phần, phía doanh nghiệp đối tác đóng góp 71% và cán bộ bệnh viện đóng góp 29% giá trị tài sản, lợi nhuận phân chia theo tỉ lệ đóng góp cổ phần. Ngoài ra, XHH còn được triển khai theo hình thức khám chữa bệnh theo yêu cầu và một số dịch vụ KCB tự chọn, mời bác sĩ tuyến trung ương về khám chữa bệnh tại đơn vị như ở BVĐK tỉnh và BVĐK Từ Sơn... Đây là chính là cơ chế thuận lợi để đáp ứng những điều kiện thực hiện XHH đảm bảo đúng pháp luật và hài hòa lợi ích của người dân và của cán bộ y tế, đem lại dịch vụ và hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước.
Thách thức công tác XHH Y tế đâu là giải pháp?
Thực tế cho thấy, hệ thống khám chữa bệnh trong tỉnh đang có những bước đi vững chắc, phù hợp với xu thế phát triển. Theo thống kê, hiện nay công tác xã hội hóa toàn ngành có tổng giá trị thiết bị liên doanh, liên kết là hơn 28 tỉ đồng. Ngoài chi phí, hoạt động XHH y tế còn nộp thuế để tăng ngân sách nhà nước thêm 270 triệu đồng, đồng thời bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt động của ngành cũng như các đơn vị trên 400 triệu đồng.
Không thể phủ nhận những tác động tích cực của công tác XHH mang lại lợi ích cho người dân và các đơn vị y tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH y tế còn gặp phải không ít những khó khăn, vướng mắc. BS CKI Nguyễn Văn Bình, Giám đốc BVĐK huyện Yên Phong khẳng định: qua thời gian triển khai công tác XHH ở bệnh viện, chúng tôi được đông đảo bệnh nhân, nhân dân và cán bộ y tế đồng tình, ủng hộ bởi chất lượng dịch vụ được nâng lên rõ rệt. Nhưng khó khăn nhất đối với chúng tôi là cơ chế, chính sách chưa rõ ràng, nhiều thủ tục còn phức tạp, phải trình nhiều cấp, nhiều nơi và phải mất hàng năm. Hơn nữa, điều kiện cơ sở vật chất mà nhà nước đã đầu tư khá tốt, song thật phí nếu như không tận dụng góp vốn để thực hiện XHH nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ nhân dân.
BS CKI Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Bệnh viện Quế Võ cho rằng mặc dù bệnh viện đã đạt được những mục tiêu cơ bản của công tác XHH y tế, đó là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, có đủ phương tiện phục vụ người bệnh, tăng thu nhập cho cán bộ nhân viên. Người dân hài lòng với các dịch vụ. Song ngoài khó khăn về thủ tục thì một số quy định về XHH, trong đó có phần đầu tư, tính toán các phần chi phí: hành chính, chi cho các cổ phần lợi nhuận... còn nhiều vướng mắc, trong khi đó chưa có cơ quan chức năng nào xây dựng và hướng dẫn cụ thể.
BS CKII Tạ Như Đính, Giám đốc BVĐK thị xã Từ Sơn cho rằng Nghị định 93 của thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển y tế có nhiều điểm phù hợp với xu thế phát triển hiện nay. Tuy nhiên, nếu có hướng dẫn cụ thể, chi tiết thì các cơ sở y tế sẽ dễ thực hiện. Đây cũng là những lý do khiến cho các đơn vị y tế chưa tận dụng, khai thác hết tính hiệu quả, đồng thời chưa thúc đẩy sự phát triển của công tác XHH y tế.
Thông tư số 15/2007/TT-BYT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập quy định về việc sử dụng tài sản để liên doanh như thế nào, trang thiết bị để triển khai các kỹ thuật ra sao, rồi lợi ích giữa đơn vị, người bệnh và các bên đối tác v.v… Tuy nhiên để áp dụng sao cho đảm bảo đúng mục đích và cụ thể hóa thì vẫn không phải là điều dễ làm.
Mục đích của công tác XHH Y tế nhằm huy động nguồn lực của toàn xã hội trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, tạo điều kiện để mọi người dân, nhất là đối tượng chính sách, người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đảm bảo sự công bằng trong CSSK nhân dân. Trên tinh thần đó, những kết quả bước đầu trong công tác XHH Y tế ở Bắc Ninh đã và đang góp phần làm thay đổi diện mạo ngành y tế, giúp người bệnh được thụ hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao, song làm thế nào để chủ trương xã hội hóa đã được ngành y tế vận dụng linh hoạt, phù hợp hơn với chủ trương và chính sách có định hướng của quản lý Nhà nước trên yêu cầu thực tế phát triển kinh tế - xã hội; vấn đề hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý, sự hài hòa giữa y tế công và tư; nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ y tế và nhận thức của người dân v.v… vẫn là những băn khoăn, trăn trở, những nút thắt cần sớm được tháo gỡ.
Ý kiến ()