Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm đang có xu hướng gia tăng nhanh và trầm trọng. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm chiếm hơn 66% tổng gánh nặng bệnh tật do tất cả các nguyên nhân.
Năm 2012, tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm 73% do tất cả các nguyên nhân (trong đó bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 7%, đái tháo đường 3%). Các bệnh không lây nhiễm đã và đang gây ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong những thách thức lớn. Những bệnh này rất nguy hiểm do vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể mà mới chỉ có những bằng chứng khoa học chứng minh về các yếu tố góp phần phát sinh hoặc phát triển các bệnh không lây nhiễm như: Hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực…
Bắc Ninh cũng không ngoại lệ, những năm gần đây tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2014 tăng hơn 1.700 người so với 2013; năm 2013, toàn tỉnh phát hiện hơn 600 trường hợp mắc đái tháo đường, năm 2014 con số này là gần 930 người, trong khi đó theo đánh giá, số trường hợp mắc đái tháo đường trong cộng đồng chưa được phát hiện lớn gấp nhiều lần. Số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen cũng tăng cao từ hơn 2.200 người (2013) lên gần 3.000 (2014).
Mặc dù dự án phòng chống tăng huyết áp được triển khai nhiều năm gần đây, tuy nhiên mới hạn chế được sự gia tăng các trường hợp mắc mới, số người bị tăng huyết áp hiện vẫn ở mức cao với hơn 21 nghìn người. Điều đáng nói, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch chính, gây tử vong hàng đầu do gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Theo dõi và quản lý tốt bệnh nhân góp phần kiểm soát và kiềm chế các bệnh không lây nhiễm.
Trước thực trạng và xu hướng gia tăng không ngừng các bệnh không lây nhiễm, những năm gần đây, các đơn vị trong ngành Y tế đã triển khai các hoạt động phòng, chống, trong đó tập trung vào các bệnh: Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản. Cùng với việc đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, phục vụ công tác khám chữa bệnh, các đơn vị y tế tích cực thực hiện khám sàng lọc đến tuyến xã; củng cố và phát triển hệ thống phòng khám, quản lý, tư vấn và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị xã, Trung tâm Y tế thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh… Bên cạnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính và hen… hoạt động truyền thông cũng rất được chú trọng ở tất cả các tuyến bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhằm khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới giảm tỷ lệ người mắc tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đầu năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016-2025. Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể, bản Kế hoạch cũng đề ra nhiều nội dung và giải pháp thực hiện. Cùng với tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả truyền thông, vận động xã hội, xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện lối sống tăng cường sức khỏe, việc tăng cường hệ thống cung cấp dich vu seo vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế được chú trọng.
Ngành Y tế đã và đang tiếp tục tổ chức hệ thống dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến xã. Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người mắc bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, bảo đảm cung cấp dịch không lây nhiễm chiếm 73% do tất cả các nguyên nhân (trong đó bệnh tim mạch chiếm 33%, ung thư chiếm 18%, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính chiếm 7%, đái tháo đường 3%). Các bệnh không lây nhiễm đã và đang gây ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và trở thành một trong những thách thức lớn. Những bệnh này rất nguy hiểm do vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể mà mới chỉ có những bằng chứng khoa học chứng minh về các yếu tố góp phần phát sinh hoặc phát triển các bệnh không lây nhiễm như: Hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực…
Bắc Ninh cũng không ngoại lệ, những năm gần đây tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm tiếp tục gia tăng. Số trường hợp mắc bệnh tim mạch năm 2014 tăng hơn 1.700 người so với 2013; năm 2013, toàn tỉnh phát hiện hơn 600 trường hợp mắc đái tháo đường, năm 2014 con số này là gần 930 người, trong khi đó theo đánh giá, số trường hợp mắc đái tháo đường trong cộng đồng chưa được phát hiện lớn gấp nhiều lần. Số người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen cũng tăng cao từ hơn 2.200 người (2013) lên gần 3.000 (2014).
Mặc dù dự án phòng chống tăng huyết áp được triển khai nhiều năm gần đây, tuy nhiên mới hạn chế được sự gia tăng các trường hợp mắc mới, số người bị tăng huyết áp hiện vẫn ở mức cao với hơn 21 nghìn người. Điều đáng nói, tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ tim mạch chính, gây tử vong hàng đầu do gây ra các biến chứng nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…
Theo dõi và quản lý tốt bệnh nhân góp phần kiểm soát và kiềm chế các bệnh không lây nhiễm.
Trước thực trạng và xu hướng gia tăng không ngừng các bệnh không lây nhiễm, những năm gần đây, các đơn vị trong ngành Y tế đã triển khai các hoạt động phòng, chống, trong đó tập trung vào các bệnh: Tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen phế quản. Cùng với việc đầu tư hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại, phục vụ công tác khám chữa bệnh, các đơn vị y tế tích cực thực hiện khám sàng lọc đến tuyến xã; củng cố và phát triển hệ thống phòng khám, quản lý, tư vấn và điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị xã, Trung tâm Y tế thành phố và Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh… Bên cạnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, phổi tắc nghẽn mãn tính và hen… hoạt động truyền thông cũng rất được chú trọng ở tất cả các tuyến bằng nhiều hình thức khác nhau.
Nhằm khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới giảm tỷ lệ người mắc tại cộng đồng, hạn chế tàn tật và tử vong sớm do mắc các bệnh không lây nhiễm, trong đó ưu tiên phòng, chống các bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản, đầu năm 2016, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác giai đoạn 2016-2025. Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể, bản Kế hoạch cũng đề ra nhiều nội dung và giải pháp thực hiện. Cùng với tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành, nâng cao hiệu quả truyền thông, vận động xã hội, xây dựng và đẩy mạnh phong trào toàn dân thực hiện lối sống tăng cường sức khỏe, việc tăng cường hệ thống cung cấp dich vu seo vụ và chuyên môn kỹ thuật y tế được chú trọng.
Ngành Y tế đã và đang tiếp tục tổ chức hệ thống dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, quản lý các bệnh không lây nhiễm từ tỉnh đến xã. Tăng cường phát hiện, điều trị, quản lý tại trạm y tế xã và cộng đồng cho người mắc bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác, bảo đảm cung cấp dịch vụ quản lý, theo dõi và chăm sóc liên tục cho người bệnh. Tăng cường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực y tế dự phòng trong kiểm soát yếu tố nguy cơ và các tình trạng tiền bệnh để dự phòng các bệnh không lây nhiễm. Củng cố hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để cung cấp các dịch vụ toàn diện, chuyên sâu và kỹ thuật cao cho chẩn đoán, điều trị bệnh nhân mắc các bệnh không lây nhiễm, đồng thời hỗ trợ chuyên môn cho tuyến dưới, bảo đảm việc phát hiện bệnh sớm, điều trị hiệu quả và quản lý bệnh nhân liên tục và lâu dài…
Ý kiến ()