Xử lý triệt để ô nhiễm môi trường xã nghề Văn Môn (Yên Phong) là thành công lớn trong chiến lược làm sạch môi trường của tỉnh theo đúng lộ trình của Đề án tổng thể bảo vệ môi trường tỉnh, giai đoạn 2019-2025; khẳng định quyết tâm chính trị của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xử lý điểm nóng ô nhiễm môi trường, bảo đảm sự phát triển hài hoà, bền vững. Hiện nay, huyện Yên Phong tiếp tục tăng cường các biện pháp quản lý sau kiểm tra và tập trung giải quyết các tồn đọng, xây dựng Văn Môn trở thành điểm nông thôn mới nâng cao, đáng sống.
Đến thời điểm hiện tại, Văn Môn đã duy trì việc dừng hoạt động 100% cơ sở cô đúc, tái chế kim loại (207 cơ sở cô đúc nhôm, tái chế kim loại tại làng nghề xã Văn Môn, xã Đông Thọ); 100 % các cơ sở cô đúc nhôm, tái chế kim loại trong cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Mẫn Xá- Văn Môn tạm dừng hoạt động sản xuất, cô đúc, tái chế kim loại đến khi chủ đầu tư hoàn thành hệ thống xử lý môi trường, an toàn điện, phòng cháy chữa cháy trong CCN; tuyên truyền vận động chủ sản xuất phá dỡ 382 lò đốt, 327 ống khói trong làng nghề, 152 lò đốt và 152 ống khói trong CCN. Không có hiện tượng tái sản xuất, tái vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện vẫn tiếp tục kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất; duy trì hoạt động các điểm chốt chặn phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra, vào làng nghề, bảo đảm tuyệt đối không phát sinh các nguồn thải.
Tại cuộc họp về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các khu vực, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong Nguyễn Văn Hoàn khẳng định: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về xử lý triệt để ô nhiễm môi trường xã nghề Văn Môn, huyện tiếp tục tăng cường các biện pháp duy trì kết quả đạt được. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các xã Văn Môn và Đông Thọ thực hiện nghiêm và khẩn trương quy định chính sách hỗ trợ chấm dứt sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn xã, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng thực tế, đúng đối tượng được hỗ trợ, nhằm ổn định tình hình địa phương. Đồng thời chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường tham mưu UBND huyện xây dựng phương án xử lý điểm chất thải còn tồn đọng trong khu dân cư; tiến hành xây dựng khu xử lý chất thải 3,8 ha (đã giải phóng xong mặt bằng), bảo đảm các yếu tố môi trường bền vững tại đây. Yên Phong cũng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác đối với bảo vệ môi trường và tham mưu xử phạt vi phạm hành chính theo các Quyết định xử phạt của tỉnh, huyện đã ban hành trước đó.

Khẩn trương xử lý các điểm rác thải tồn đọng trong làng nghề Văn Môn.
Đến thời điểm hiện tại, Văn Môn đã duy trì việc dừng hoạt động 100% cơ sở cô đúc, tái chế kim loại (207 cơ sở cô đúc nhôm, tái chế kim loại tại làng nghề xã Văn Môn, xã Đông Thọ); 100 % các cơ sở cô đúc nhôm, tái chế kim loại trong cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Mẫn Xá- Văn Môn tạm dừng hoạt động sản xuất, cô đúc, tái chế kim loại đến khi chủ đầu tư hoàn thành hệ thống xử lý môi trường, an toàn điện, phòng cháy chữa cháy trong CCN; tuyên truyền vận động chủ sản xuất phá dỡ 382 lò đốt, 327 ống khói trong làng nghề, 152 lò đốt và 152 ống khói trong CCN. Không có hiện tượng tái sản xuất, tái vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường. Đoàn kiểm tra liên ngành của huyện vẫn tiếp tục kiểm tra, giám sát các hộ sản xuất; duy trì hoạt động các điểm chốt chặn phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra, vào làng nghề, bảo đảm tuyệt đối không phát sinh các nguồn thải.
Tại cuộc họp về xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, các khu vực, cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh vừa qua, Chủ tịch UBND huyện Yên Phong Nguyễn Văn Hoàn khẳng định: Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về xử lý triệt để ô nhiễm môi trường xã nghề Văn Môn, huyện tiếp tục tăng cường các biện pháp duy trì kết quả đạt được. UBND huyện chỉ đạo các cơ quan liên quan, Chủ tịch UBND các xã Văn Môn và Đông Thọ thực hiện nghiêm và khẩn trương quy định chính sách hỗ trợ chấm dứt sản xuất, chuyển đổi nghề nghiệp tại các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn xã, bảo đảm khách quan, công bằng, đúng thực tế, đúng đối tượng được hỗ trợ, nhằm ổn định tình hình địa phương. Đồng thời chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Môi trường tham mưu UBND huyện xây dựng phương án xử lý điểm chất thải còn tồn đọng trong khu dân cư; tiến hành xây dựng khu xử lý chất thải 3,8 ha (đã giải phóng xong mặt bằng), bảo đảm các yếu tố môi trường bền vững tại đây. Yên Phong cũng vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ công tác đối với bảo vệ môi trường và tham mưu xử phạt vi phạm hành chính theo các Quyết định xử phạt của tỉnh, huyện đã ban hành trước đó.
Huyện Yên Phong giao Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thông huyện chủ trì phối hợp với UBND các xã Văn Môn và Đông Thọ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và nghiêm túc thực hiện. Yêu cầu cán bộ chuyên môn, Công an xã, Tổ tự vệ thôn… tăng cường tuần tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình trên địa bàn, nếu có trường hợp nào cố tình xây dựng lại lò cô đúc, tái chế kim loại, báo cáo Đoàn kiểm tra liên ngành huyện phối hợp xử lý, nhằm kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không để phát sinh cơ sở sản xuất trong khu dân cư tái sản xuất. Giám sát chặt chẽ các cơ sở trong CCN không được phép hoạt động khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn điện. Huyện đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiếp tục bố trí lực lượng phối hợp với UBND xã Văn Môn duy trì các điểm chốt để ngăn chặn, xử lý những trường hợp vận chuyển chất thải vào làng nghề Mẫn Xá và CCN làng nghề, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng Văn Môn phát triển theo hướng xanh, sạch đẹp.
Yên Phong đang tiến hành thu hút đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Văn Môn, rộng 3.8 ha. Đây là giải pháp khả thi để ổn định hoạt động của CCN làng nghề Mẫn Xá trong thời gian tới. Đồng thời chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu xây dựng kế hoạch giải quyết, xử lý chất thải tồn đọng trong làng nghề (còn khoảng hơn 300 nghìn tấn) trong thời gian sớm nhất; đôn đốc chủ đầu tư CCN làng nghề Mẫn Xá nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện, đất đai để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong CCN sớm hoạt động trở lại, bảo đảm phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Huyện Yên Phong giao Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thông huyện chủ trì phối hợp với UBND các xã Văn Môn và Đông Thọ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và nghiêm túc thực hiện. Yêu cầu cán bộ chuyên môn, Công an xã, Tổ tự vệ thôn… tăng cường tuần tra, kiểm tra, nắm bắt tình hình trên địa bàn, nếu có trường hợp nào cố tình xây dựng lại lò cô đúc, tái chế kim loại, báo cáo Đoàn kiểm tra liên ngành huyện phối hợp xử lý, nhằm kiểm soát chặt chẽ, kiên quyết không để phát sinh cơ sở sản xuất trong khu dân cư tái sản xuất. Giám sát chặt chẽ các cơ sở trong CCN không được phép hoạt động khi chưa đáp ứng đủ điều kiện về môi trường, phòng cháy chữa cháy và an toàn điện. Huyện đề nghị UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiếp tục bố trí lực lượng phối hợp với UBND xã Văn Môn duy trì các điểm chốt để ngăn chặn, xử lý những trường hợp vận chuyển chất thải vào làng nghề Mẫn Xá và CCN làng nghề, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật về bảo vệ môi trường, tiến tới xây dựng Văn Môn phát triển theo hướng xanh, sạch đẹp.
Yên Phong đang tiến hành thu hút đầu tư vào dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn tại xã Văn Môn, rộng 3.8 ha. Đây là giải pháp khả thi để ổn định hoạt động của CCN làng nghề Mẫn Xá trong thời gian tới. Đồng thời chỉ đạo các phòng chức năng tham mưu xây dựng kế hoạch giải quyết, xử lý chất thải tồn đọng trong làng nghề (còn khoảng hơn 300 nghìn tấn) trong thời gian sớm nhất; đôn đốc chủ đầu tư CCN làng nghề Mẫn Xá nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xử lý môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn điện, đất đai để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong CCN sớm hoạt động trở lại, bảo đảm phát triển kinh tế địa phương và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Hoài Anh
Ý kiến ()