Nhìn lại bức tranh về xây dựng các công trình cơ bản trên địa bàn huyện Gia Bình năm năm qua có thể nhận thấy nhiều bước đột phá, nhiều điểm nhấn quan trọng, tạo những bước tiến dài, đưa Gia Bình phát triển, vươn xa hơn nữa trên chặng đường xây dựng huyện công nghiệp.
Nếu ai đi xa, đến nay trở về thăm lại Gia Bình sẽ thấy hết sự vươn lên mạnh mẽ của một huyện “vùng sâu” của tỉnh. Bộ mặt đô thị của huyện đang dần hoàn thiện với sự xuất hiện của nhiều công trình lớn. Một số công trình trọng điểm như: tỉnh lộ 282 nối dài từ Thuận Thành sang đến xã Cao Đức cuối huyện, khu cơ quan hành chính Huyện ủy-UBND huyện, Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, Bệnh viện Đa khoa huyện, khu nhà ở đô thị mới, chợ trung tâm… Các công trình này đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phù hợp với nhịp độ phát triển của huyện và góp phần tạo ra một bộ mặt khang trang cho huyện Gia Bình.
Nhiệm kỳ 2005-2010, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn phát triển khá nhanh và từng bước được mở rộng. Đạt được kết quả đó là do địa phương đã có bước chuẩn bị đầu tư khá chặt chẽ.
Trong 5 năm qua, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện ước đạt 1.500 tỷ đồng. Hiện nay, đã có đạt 93,2% số thôn làm đường bê tông, đưa vào sử dụng 2 chợ đầu mối của huyện, nâng cấp các chợ nhỏ của xã, thôn; hầu hết các con đường giao thông nông thôn dẫn đến trung tâm các xã trên địa bàn được bê tông hóa và thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng, nâng cấp ở các xã khó khăn như Song Giang, Giang Sơn… nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Bên cạnh đó, hệ thống trạm y tế xã và các trường học đang được đầu tư xây dựng tạo ra những thay đổi lớn tại các xã vùng sâu. Một số công trình trường học như Trường THPT Lê Văn Thịnh, trường Tiểu học-THCS Giang Sơn, trường THCS Lãng Ngâm... đã được xây dựng khang trang, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của con em địa phương. Tỷ lệ phòng học kiên cố ở cả 3 cấp học đạt từ 70-98%; 100% số trường bậc THCS đạt chuẩn quốc gia, đưa Gia Bình trở thành đơn vị dẫn đầu tỉnh Bắc Ninh và cả nước về số lượng trường THCS đạt chuẩn. 100% Trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia.
Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Gia Bình có 56 dự án xây dựng được triển khai, với tổng mức đầu tư 289.011 triệu đồng, bằng 103% so với cùng kỳ. Trong đó có 29 dự án đã hoàn thành, bao gồm: 3 nhà văn hoá thôn, 12 công trình nâng cấp các hạng mục trường học, 3 trụ sở cơ quan đơn vị, 11 công trình nâng cấp giao thông thuỷ lợi và 27 dự án đang thi công. Toàn huyện đã có 69 trạm bơm cục bộ, 9 trạm bơm dầu, cứng hoá được 79 km kênh mương, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển nhanh và mạnh như trên sẽ tạo điều kiện cho Gia Bình đẩy nhanh quá trình chuyển dich vu seo cơ cấu kinh tế, phát triển văn hoá-xã hội trong những năm tới.
Phát huy những kết quả đạt được, trong 5 năm, huyện Gia Bình sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án trọng điểm như: đầu tư dự án Lâm viên và khu di tích Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, khu di tích Lệ Chi Viên; hoàn thiện các chỉ tiêu còn lại để đề nghị công nhận thị trấn Gia Bình thành đô thị loại 4, xã Nhân Thắng lên đô thị loại 5. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị mới, dân cư mới và các khu chức năng. Đề nghị Nhà nước nâng cấp tỉnh lộ 282 thành quốc lộ; xây dựng cầu qua sông Đuống nối sang đến huyện Quế Võ. Cùng Hoàn thiện hệ thống đường bê tông thôn xóm, mạng lưới điện, xây dựng bãi rác thải nông thôn; cứng hoá kênh mương nội đồng gắn với dồn điền đổi thửa, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Địa phương sẽ tranh thủ và tạo mọi điều kiện thúc đẩy triển khai nhanh các chương trình mục tiêu, các đề án đầu tư khác trên địa bàn huyện, đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư chỉnh trang, phát triển đô thị. Tổ chức thực hiện quy hoạch, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Quy hoạch giao thông đô thị, cấp thoát nước, điện chiếu sáng đô thị... tăng cường các biện pháp quản lý đất đai, quản lý không gian kiến trúc, từng bước cải tạo nâng cấp đô thị ngày càng đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch viện Đa khoa huyện, khu nhà ở đô thị mới, chợ trung tâm… Các công trình này đã kịp thời đáp ứng nhu cầu của nhân dân, phù hợp với nhịp độ phát triển của huyện và góp phần tạo ra một bộ mặt khang trang cho huyện Gia Bình.
Nhiệm kỳ 2005-2010, xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn phát triển khá nhanh và từng bước được mở rộng. Đạt được kết quả đó là do địa phương đã có bước chuẩn bị đầu tư khá chặt chẽ.
Trong 5 năm qua, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện ước đạt 1.500 tỷ đồng. Hiện nay, đã có đạt 93,2% số thôn làm đường bê tông, đưa vào sử dụng 2 chợ đầu mối của huyện, nâng cấp các chợ nhỏ của xã, thôn; hầu hết các con đường giao thông nông thôn dẫn đến trung tâm các xã trên địa bàn được bê tông hóa và thời gian tới sẽ tiếp tục được mở rộng, nâng cấp ở các xã khó khăn như Song Giang, Giang Sơn… nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Bên cạnh đó, hệ thống trạm y tế xã và các trường học đang được đầu tư xây dựng tạo ra những thay đổi lớn tại các xã vùng sâu. Một số công trình trường học như Trường THPT Lê Văn Thịnh, trường Tiểu học-THCS Giang Sơn, trường THCS Lãng Ngâm... đã được xây dựng khang trang, đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập của con em địa phương. Tỷ lệ phòng học kiên cố ở cả 3 cấp học đạt từ 70-98%; 100% số trường bậc THCS đạt chuẩn quốc gia, đưa Gia Bình trở thành đơn vị dẫn đầu tỉnh Bắc Ninh và cả nước về số lượng trường THCS đạt chuẩn. 100% Trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia.
Chỉ tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2010, Gia Bình có 56 dự án xây dựng được triển khai, với tổng mức đầu tư 289.011 triệu đồng, bằng 103% so với cùng kỳ. Trong đó có 29 dự án đã hoàn thành, bao gồm: 3 nhà văn hoá thôn, 12 công trình nâng cấp các hạng mục trường học, 3 trụ sở cơ quan đơn vị, 11 công trình nâng cấp giao thông thuỷ lợi và 27 dự án đang thi công. Toàn huyện đã có 69 trạm bơm cục bộ, 9 trạm bơm dầu, cứng hoá được 79 km kênh mương, phục vụ đắc lực cho sản xuất nông nghiệp. Với sự phát triển nhanh và mạnh như trên sẽ tạo điều kiện cho Gia Bình đẩy nhanh quá trình chuyển dich vu seo cơ cấu kinh tế, phát triển văn hoá-xã hội trong những năm tới.
Phát huy những kết quả đạt được, trong 5 năm, huyện Gia Bình sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án trọng điểm như: đầu tư dự án Lâm viên và khu di tích Trạng nguyên Lê Văn Thịnh, khu di tích Lệ Chi Viên; hoàn thiện các chỉ tiêu còn lại để đề nghị công nhận thị trấn Gia Bình thành đô thị loại 4, xã Nhân Thắng lên đô thị loại 5. Chú trọng thu hút đầu tư phát triển các khu đô thị mới, dân cư mới và các khu chức năng. Đề nghị Nhà nước nâng cấp tỉnh lộ 282 thành quốc lộ; xây dựng cầu qua sông Đuống nối sang đến huyện Quế Võ. Cùng Hoàn thiện hệ thống đường bê tông thôn xóm, mạng lưới điện, xây dựng bãi rác thải nông thôn; cứng hoá kênh mương nội đồng gắn với dồn điền đổi thửa, phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.
Địa phương sẽ tranh thủ và tạo mọi điều kiện thúc đẩy triển khai nhanh các chương trình mục tiêu, các đề án đầu tư khác trên địa bàn huyện, đồng thời huy động các nguồn lực đầu tư chỉnh trang, phát triển đô thị. Tổ chức thực hiện quy hoạch, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị như: Quy hoạch giao thông đô thị, cấp thoát nước, điện chiếu sáng đô thị... tăng cường các biện pháp quản lý đất đai, quản lý không gian kiến trúc, từng bước cải tạo nâng cấp đô thị ngày càng đáp ứng yêu cầu về hạ tầng xã hội, dịch vụ công cộng và đảm bảo trật tự xã hội, vệ sinh môi trường.
Lê Hà
Ý kiến ()